Cách đây ít lâu, một nhóm các nhà nghiên cứu của Hàn Quốc, khoa học Mỹ đã xác định thành công cơ chế di căn của căn bệnh ung thư.
Nghiên cứu này đã tìm thấy đường ức chế thông qua xử lý hóa học quá trình di căn của căn bệnh ung thư, dự kiến sẽ có những tiến triển đáng kể trong việc phát triển các loại dược phẩm mới ngăn ngừa việc phát triển của bệnh ung thư.
Ung thư
Khối u ác tính đe dọa tính mạng con người có khă năng di căn và khả năng sinh sôi nhanh chóng. Các tế bào nhiễm bệnh của người bị mắc bệnh ung thư tự nhân lên một cách bất quy tắc khiến cơ thể con người không thể kiểm soát nỗi. Sau đó, nó xâm hại các tổ chức xung quanh và thông qua các mạch máu di căn sang các nội tạng khác và phá hủy các nội tạng này. Quá trình liên tục như vậy cuối cùng sẽ cướp đi mạng sống con người. Những tế bào này gọi là tế bào ung thư (ác tính), hiểu theo nghĩa hẹp, nó là khối u ác tính phát sinh từ các nội tạng.
Ung thư hiện vẫn được coi là căn bệnh nan y đến mức khiến người ta cứ nghĩ mắc bệnh này đồng nghĩa với việc lĩnh án tử hình. Việc chữa được căn bệnh này vẫn là thách thức chung của toàn nhân loại, của các nhà khoa học và của nền y tế toàn cầu.
Di căn và cơ chế di căn
Việc một tế bào hay một khối u tế bào rời khỏi một tổ chức nội tạng nào đó để di chuyển đến một tổ chức nội tạng khác rồi làm lây lan bệnh. Trường hợp khối u lan rộng ra, cách thức liên tục lan rộng ở khối u vị trí phát sinh ban đầu, di chuyển bằng các cách khác nhau đến vị trí xa hơn vị trí phát bệnh ban đầu, phát triển mới tại vị trí đó, trường hợp những tế bào ung thư phát triển sau đó được gọi là di căn. Nó là một trong những vật cản trở lớn nhất trong việc chinh phục căn bênh ung thư cho đến nay vẫn còn rất khó chữa.
Nhóm nghiên cứu của GS Yook Jong In, thuộc trường ĐH tổng hợp Yonsei, Hàn Quốc cùng với nhóm NCS của ĐH Michigan, Mỹ và Bệnh viện Iisan đã chứng minh điều này thông qua thí nghiệm tế bào máu người.
Kết quả thí nghiệm này đã được công bố trên tạp chí Thế giới “bản chất tế bào sinh học”. Loại protein có tên “wnt” kích hoạt hóa chất gen di truyền có tên là “B-Catenin” và “Axin-2”, tiếp đó nó sẽ ức chế loại protein có tên “GSK-3” và tạo nên di căn của tế bào ung thư.
Nhóm nghiên cứu của GS Yook cho biết sẽ tiếp tục tiến hành nghiên cứu về phương pháp điều chỉnh cơ chế tín hiệu đã được xác nhận lần này. Nghĩa là có thể tìm ra phương thức ngự chế có hiệu quả của di căn ung thư. GS Yook giải thích thêm: “Nếu hướng nghiên cứu này thành công thì có thể thay đổi bản chất điều trị bệnh ung thư”. Và khả năng thành công trong việc chinh phục căn bệnh ung thư là rất lớn đối với loài người.
BS Nguyễn Đình Hạc Thúy - Trưởng ban Bảo vệ sức khỏe Ủy ban Nông nghiệp TW Việt Nam
Tin mới
- Nguy hại ra sao khi gián bám vào thực phẩm của chúng ta? - 13/07/2019 10:34
- Tác dụng của chất xơ đối với sức khỏe - 12/07/2019 14:55
- Bí quyết sống thọ của người Cuba - 12/07/2019 10:41
- Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của sữa chua - 11/07/2019 15:56
- Độ tuổi mắc ung thư vú ở chị em ngày càng trẻ hóa - 11/07/2019 15:53
Các tin khác
- Những thói quen làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch - 09/07/2019 17:19
- Tìm hiểu về vai trò của Selen đối với cơ thể - 08/07/2019 15:41
- Làm gì để tránh nguy cơ tử vong do sốc nhiệt trong ngày nắng nóng? - 08/07/2019 15:36
- Tìm hiểu về chất xơ hòa tan và không hòa tan - 08/07/2019 14:46
- 5 lý do phổ biến nhất khiến bạn khó ngủ vào ban đêm - 08/07/2019 14:23